Ý nghĩa phụ kiện và tục lệ cưới ở châu Âu
Bánh cưới xuất hiện lần đầu tiên từ Đế chế La Mã. Khi đó, bánh cưới không phải loại bánh gato nhiều tầng như hiện nay mà là khối bánh bằng bột mỳ, không ngọt hoặc bánh cookie được xếp cao. Sau đó, những chiếc bánh cưới đã được người Anh thay đổi
Tục tung hoa cướiTheo trang Mywedding, nhiều phong tục cưới hiện nay còn tồn tại ở châu Âu theo một thói quen, và rất nhiều trong số đó có ý nghĩa mang tính hài hước, nhưng đa số đều gắn liền với ước vọng hôn nhân hạnh phúc. Mời bạn cùng tham khảo ý nghĩa một số phong tục cưới thú vị hiện nay:
Những phong tục như tung hoa, cô dâu cùng cha bước vào nhà thờ hay nhiều chi tiết như bánh cưới, phù dâu đều mang ý nghĩa riêng.
Ở các nước phương Tây, rất nhiều phong tục và văn hóa cưới hỏi có nguồn gốc từ thời Ai Cập hay châu Âu cổ đại và đều mang ý nghĩa nhất định. Những phong tục này thường dựa trên văn hóa, đôi khi có pha nét tâm linh, nhưng hầu hết đều mong ước tới một tương lai đẹp đẽ, tình cảm bền vững của đôi uyên ương.
1. Tục tung hoa cưới
Theo trang Mywedding, nhiều phong tục cưới hiện nay còn tồn tại ở châu Âu theo một thói quen, và rất nhiều trong số đó có ý nghĩa mang tính hài hước, nhưng đa số đều gắn liền với ước vọng hôn nhân hạnh phúc. Mời bạn cùng tham khảo ý nghĩa một số phong tục cưới thú vị hiện nay:
Vào thời châu Âu cổ, khi kết hoa cưới, người ta thường kết một nhánh tỏi vào cùng những bông hoa, với suy nghĩ tỏi sẽ giúp tránh được quỷ dữ. Ngày nay, thay vì tỏi, nhiều người chọn các loại cành có mùi thơm để giữ lại truyền thống này.
Ngoài ra, mọi người cũng tin rằng, cô dâu là người may mắn nhất trong đám cưới. Vì thế nhiều người khách tin rằng nếu có thể "cướp" được một thứ gì đó trên người cô dâu thì họ cũng sẽ may mắn theo. Để tránh bị "làm phiền", cô dâu nghĩ ra cách tung bó hoa cưới cho mọi người, giống như tặng họ món quà kỷ niệm mang theo điều tốt lành. Tới nay, các cô dâu chỉ còn tung hoa cho các cô gái độc thân trong đám cưới, với hy vọng họ cũng sớm có đám cưới đáng nhớ như cô
2. Phù dâu
Trước kia, cô dâu và phù dâu mặc váy gần như giống nhau hoàn toàn, để "đánh lạc hướng" ma quỷ. Vì nhiều người cho rằng, các thế lực xấu sẽ không thể phân biệt được đâu là cô dâu hay phù dâu.
3. Khăn voan
Trong đám cưới, cô dâu luôn phải đeo khăn voan che kín mặt, để chú rể chỉ nhìn thấy mặt cô dâu trong lễ thành hôn. Điều này được lý giải rằng, nếu chú rể nhìn thấy cô dâu trước lễ cưới sẽ làm hỏng hình ảnh đẹp của tân nương.
4. Bước vào nhà thờ
Khi tới giờ cử hành hôn lễ, cha cô dâu sẽ là người nắm tay cô bước vào nhà thờ, trao cô dâu cho chú rể. Nếu cha cô dâu không thể có mặt, cô dâu sẽ chọn anh trai hoặc một thành viên nam thân thiết trong gia đình mình. Điều này có ý nghĩa an ủi với cô dâu, giống như thể hiện tình cảm gia đình, cha sẽ luôn theo sát cô cả trong ngày cưới và trong cuộc sống sau này.
5. Một đồng xu đặt trong giày
Trong đám cưới, cô dâu sẽ đặt một đồng xu có mệnh giá nhỏ vào giày của mình. Điều này mang đến hy vọng, đồng xu sẽ biến thành những trang sức quý giá, hoặc mang đến của cải cho cô dâu và gia đình của cô sau này.
6.Một chút gì cũ, một chút gì mới (Something old, something new, something borrowed, something blue)
"Một chút gì cũ" có nghĩa là đôi uyên ương sau khi cưới vẫn tiếp tục là bạn tốt của nhau. Thông thường, "một chút gì cũ" sẽ là một đồ dùng cũ của một người phụ nữ có cuộc hôn nhân hạnh phúc tặng lại cho cô dâu, để truyền hạnh phúc của mình sang cô dâu mới.
"Một chút gì mới" thể hiện tương lai hạnh phúc và thịnh vượng của cặp vợ chồng mới.
"Một chút gì đi mượn" thường là những đồ quý giá của của gia đình cô dâu tặng cho cô. Để gặp may mắn, cô dâu phải mang trả lại những đồ này sau khi cưới.
Phong tục cô dâu phải mặc "một chút gì màu xanh" bắt nguồn từ đất nước Israel cổ khi cô dâu thường cài một dải ruy băng màu xanh da trời trên tóc để thể hiện sự chân thành của mình.
7. Bánh cưới
Bánh cưới xuất hiện lần đầu tiên từ Đế chế La Mã. Khi đó, bánh cưới không phải loại bánh gato nhiều tầng như hiện nay mà là khối bánh bằng bột mỳ, không ngọt hoặc bánh cookie được xếp cao. Sau đó, những chiếc bánh cưới đã được người Anh thay đổi, chiếc bánh không ngọt từ thời La Mã đã được thay bằng những chiếc bánh nhân nho hoặc hạnh nhân nhỏ xinh.
Đặc biệt, các vị khách tham dự đám cưới sẽ đem bánh đến tặng cho đôi uyên ương. Sau buổi lễ, những chiếc bánh sẽ được xếp thành nhiều tầng và cô dâu chú rể sẽ cố gắng hôn nhau qua chồng bánh cao đó. Nhiều người tin rằng, chồng bánh càng cao và càng nhiều thì sẽ cặp đôi sẽ càng hạnh phúc và có nhiều con cái. Hiện nay, các cô dâu đã thay màn hôn nhau qua bánh thành màn cắt bánh cưới, thể hiện sự đồng lòng bên nhau.
asdf -