Dưới chế độ phong kiến, việc dựng vợ gả chồng do bố mẹ định liệu, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Vì bố mẹ đã tìm hiểu kỹ để có môn đăng hộ đối cho nên:
Mùa cưới về đây khắp xóm làng
Bao cô thiếu nữ đợi sang ngang
Ngậm ngùi sửa lại đôi mày liễu
Nắn lại vành khăn uốn lệ trang
Mùa cưới về đây khắp ngoài làng
Bao chàng trai trẻ thấy đa mang
Nhớ ai tôi nhớ người tôi nhớ
Tôi nhớ người tôi để lỡ làng.
Khi cô dâu ra cửa, không có xe hoa phải đi bộ, ngoài bà mối, phù dâu, phù rể phải có ông cụ già râu tóc bạc phơ, cầm nén hương đang cháy đi đầu đám cưới rước dâu. Ý nghĩa cầu mong đôi tân hôn luôn sống chung đến râu dài đầu bạc.
Cưới trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cán bộ - bộ đội đi kháng chiến chống Pháp xa gia đình, xa cha mẹ, tình yêu tự tìm hiểu, lúc bấy giờ:
Anh yêu em
Không phải vì cái sắc đẹp bề ngoài
Vì cái ấy
Thời gian dài sẽ mất
Anh yêu em
Vì cái bề trong đẹp nhất
Là tình yêu là sức sống, là vần thơ!
Tình yêu chín mùi, quyết định ngày cưới (không xin được ý kiến cha mẹ, vì cha mẹ ở trong vùng địch). Nên tổ chức lo cho đám cưới, dù sao cô dâu, chú rể cũng dành dụm được ít tiền nhờ anh nuôi đi chợ mua hộ bánh kẹo, thuốc lá, bạn lên rừng lấy tre nứa về dựng cho cái phòng để đêm tân hôn. Trong đám cưới đoàn thể cũng trang hoàng phòng cưới có khẩu hiệu "Vui duyên mới không quên nhiệm vụ" để nhắc nhở đôi uyên ương đừng có say đắm trong tình yêu không được lãng quên nhiệm vụ. Vì thế 2 người chỉ có cái ba lô thôi! Có đôi vợ chồng chỉ được phép nghỉ phép 3 ngày 5 ngày là phải về đơn vị chiến đấu, có đồng chí ra trận hy sinh con sinh ra không biết mặt cha. Đám cưới trong kháng chiến chỉ có bánh kẹo, thuốc lá (tiệc trà) vui nhất là hát đơn ca, người hát xong được chỉ định người khác hát. Nếu người ấy không hát, thanh niên phụ nữ vỗ tay hò reo đến khiêng, cho nên trong kháng chiến chống Pháp ai cũng phải học hát để khi vào đám cưới biết hát, chẳng may bị khiêng xấu hổ lắm. Có mấy câu thơ cưới đời sống mới
Đám cưới anh chị vui thế này
Chẳng có bánh dày, chẳng lợn quay
Chỉ có bánh kẹo và thuốc lá
Xin mời các bạn hát cho hay
Đám cưới anh chị vui thế này
Chẳng có bánh dày, chẳng lợn quay
Chỉ có bánh kẹo và thuốc lá
Sang năm ngày này có cháu ngay
Mặc dù cuộc sống thiếu thốn, nhưng tinh thần rất sảng khoải hăng say công tác và chiến đấu dám hy sinh.
Nhà thơ Tố Hữu đã làm thơ:
"Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo"
- Phong tục cưới xin của dân tộc Tày - Nùng
Ở Lạng Sơn - Cao Bằng, hàng năm có ngày phiên chợ Hội, các Nam - Nữ đi chợ Hội tìm hiểu yêu nhau, tỏ lời hẹn ước và định ngày cưới.
Họ nhà trai phải chuẩn bị nuôi một lợn khoảng 25 - 30kg và cấy lúa nếp. Đến ngày cưới nhà trai thổi xôi, giã bánh dày, mổ lợn cho lá mác mật nhồi vào bụng lợn rồi xỏ cây tre xuyên từ mồn đến hậu môn lợn, đốt than rừng cắm cọc quay cho lợn chính vàng. Ngày đón dâu: một bà gánh 2 thúng xôi và bánh dày, 2 chàng trai khiêng con lợn quay đến nhà gái đặt lợn quay và xôi, bánh dày lên bàn thờ tổ tiên nhà gái cho đôi tân hôn ra lễ bàn thờ, trong lúc đó họ nhà gái xếp sẵn bàn ghế cho cô dì, chú, bác ngồi, cô dâu, chú rể lễ tổ tiên xong đi chào cô dì chú bác đã ngồi ở bàn ghế. Chú rể rót chén rượu mời cô dì, chú bác, cô gì đỡ rượu và đưa phong bì tiền mừng cho 2 cháu. Câu nói của các cụ xưa: "có cưới có xin mới nhìn đến họ" ăn uống xong đến giờ Hoàng đạo cô dâu ra cửa. Miền núi không có xe hoa, khi về đến nhà chồng sau đêm tân hôn, sáng sau cô dâu trở về nhà mẹ, khi nhà trai có việc như giỗ, tết, gặt hái, cứ thế cho đến khi cô dâu có chửa mới về ở hẳn nhà chồng. Phong tục này hầu như gần bỏ, vì người Tày, Nùng đều ra công tác ở thành thị nên đưa vợ đi theo luôn.
Khi con dâu về nhà chồng, lập tức bố chồng không ngồi cùng mâm với con dâu, bao giờ cũng phải bày 2 mâm, mâm trên và mâm dưới, mâm trên gồm bố chồng và anh em trai, mầm dưới gồm mẹ chồng và các chị em gái. Nếu mẹ và các chị em gái vắng còn có bố chồng và con dâu, vẫn phải dọn hai mâm mâm trên chỉ có độc bố chồng, mâm dưới có độc con dâu, hủ tục quá cũ kỹ, lạc hậu.
- Phong tục cưới xin của người Mán - Thanh Y
Tôi đi bộ đội công tác 3 cùng với người Mán - Thanh Y - Quảng Ninh, được dự nhiều đám cưới rất có văn hoá.
Ngày mai là ngày cưới, chiều nay ông Mối, chú rể, phù rể phải đến nhà gái. Khi biết họ nhà trai đang rửa mặt, chân tay dưới suối, (đồng bào sinh sống ở lưng chừng đồi trên suối). Lập tức các bà nạ dòng và trẻ con ra xem mặt chú rể, rồi cử ra 2 bà lưng địu con, hông đeo một cái giỏ, mỗi và cầm một đầu giây lưng chăng giữa đường ngăn chưa cho chú rể vào nhà gái, rồi hai bà hát rằng: "Anh ở đâu về, nếu qua rừng dẫm nát bao nhiêu lá, nếu qua suối ướt bao nhiêu đôi giầy... Anh là người tốt hay người xấu, nếu là người tốt, chúng tôi bỏ dây cho anh vào kết duyên cùng cô...". Ông mối nghe xong móc túi lấy 2 phong bì bỏ và giỏ cá bà đeo bên hông, nhận được tiền các bà thu dây về, coi là mở cửa cho nhà trai vào.
Về văn hoá của người Mán - Thanh Y còn biểu hiện khi đi lên rừng làm nương, các cô gái vừa đi vừa hát, hát rằng; "Tôi đứng đây tiếng hát của tôi bay đi qua núi, qua khe nếu ai ở đâu mà nghe tiếng hát của tôi hãy lắng nghe, đừng để tiếng hát của tôi rơi xuống đất.
- Phong tục cưới xin của người kinh sau khi giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc
1. Nông thôn
Ở nông thôn ngày nay cưới còn rườm rà, lẽ tất nhiên Nhà trai phải chuẩn bị nuôi gà, lợn mang lễ đến nhà gái trong ngày cưới, cũng có xưa đưa đón nếu ở xa. Nhân dịp này nhà trai mở tiệc ăn 2, 3 ngày (quá lãng phí thời gian), khách đến ăn có phong bì mừng chỉ 30, 50 ngàn đồng. Như vậy cưới ở nông thôn về thủ tục chưa cải thiện được bao nhiêu chủ yếu là đánh chén 2 - 3 ngày, có nơi trong đám cưới còn tổ chức nhạc sống cho vui vẻ.
2. Ở thành phố
Khi nam nữ yêu nhau được cha mẹ đồng ý quyết định cưới xin chia làm 3 giai đoạn.
- Dạm ngõ
- Ăn hỏi
- Ngày cưới.
Dạm ngõ: Ngày dạm ngõ chú rể, mẹ chồng, ông chủ hôn (phần nhiều là anh của cha) đi đến nhà gái mang cơi trầu thưa: các cụ nói "Miếng trầu là đầu câu chuyện" định ngày ăn hỏi. Nhà gái nhận trầu và đồng ý ngày ăn hỏi.
Ngày ăn hỏi: Nhà gái thách 3 lễ, và bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá....
Nhà trai mượn 5 quả sơn son thiếp vàng xếp trầu cau, bánh cốm, mứt hạt sen, trà hương, phong bì. Phong bì thay cho mân xôi, con gà. Phần nhiều dùng ô tô đưa đến nhà gái, nếu nhà trai muốn khuyếch trương thuê 5 xích lô lọng vàng, mỗi xe để 1 quả + 1 người trong họ ngồi trên xe, xe xích lô đưa đến nhà gái. Khi xe đến nhà gái, 5 thanh niên trai tân quần áo đồng phục thắt ca vát bê quả vào nhà gái, khi xuống xe bên nhà gái bố trí 5 nữ gái tân ra đón cùng 5 trai khiêng quả vào nhà để trước bàn thờ tổ tiên. Ông chủ hôn mời nhà gái kiểm lễ (đủ lễ), xong báo cáo với nhà trai ngày, giờ đón dâu.
Ngày giờ đón dâu: Thường chọn ngày "hoàng đạo" buổi sáng 8 giờ, buổi chiều 14 giờ vào ngày chủ nhật là ngày nghỉ khách đến dự đông vui. Nhà trai chuẩn bị 2 ô tô, 1 xe con có cài hoa xung quanh ô tô, ý là xe hoa cho cô dâu chú rể ngồi, còn ô tô to 30 - 40 chỗ cho 2 họ ngồi.
Dâu về nhà trai, sau khi lễ tổ tiên, cô dâu, chú rể đứng trước bàn thờ để bố mẹ, họ hàng nhà trai trao quà kỷ niệm vàng, dây chuyền.... Sau đó, cô dâu chú rể đi mời nước bạn bè, ông mối cảm ơn họ nhà gái bạn bè đến chúng vui rồi tiễn nhà gái lên xe về.
Đám cưới hiện nay ở thành phố từ trong Nam ngoài Bắc nhà trai, nhà gái đều treo phông xanh giữa nhà trên có dán: song hỷ chữ nho giấy đỏ, hai bồ câu mớn mồi bằng giấy trắng, ở giữa có chữ cái của chú rể cô dâu lồng vào nhau như Tiến + Hằng (T.H) lồng vào nhau, dưới cùng có chữ chúc mừng hạnh phúc thế là có bài thơ tốt
"Hôm nay song hỷ thành đôi
Hai bồ công trắng mớn mồi cho nhau
(T.H) quấn quýt bên nhau
Chúc mừng hạnh phúc càng sâu càng bền"
Đọc xong bài thơ mọi người đều vỗ tay, coi như bế mạc buổi lễ.
Giải thích tại sao đám cưới nào cũng dán chữ song hỷ ở phông, trên kính ô tô v.v... Chuyện rằng: "Ngày xưa ông Tề Bạch Thạch là thư sinh đi thi, chẳng may giữa đường bị ốm, vào nhà nghỉ tại một nhà ở ven đường, không ngờ nhà đó là nhà quan, quan trông thấy thư sinh Tề Bạch Thạch khôi ngô tuấn tú, quan hỏi: Nếu là thư sinh lên kinh thi phải giỏi chữ, nếu quan ra câu đối và đối được quan mới cho ở nhờ. Không ngờ Tề Bạc Thạch đối được. Khi Tề Bạch Thạch khỏi bệnh, trước khi lên đường đi thi, quan hứa nếu đỗ về "vinh quy bái tổ" quan sẽ gả con gái cho, quả hiên Tề Bạch Thạch đỗ, được vua phong tước quan. Khi về vinh quy bái tổ quan gả con gái cho. Thế là vừa (đại đăng khoa) thi đỗ vừa (tiểu đăng khoa) "cưới vợ" thế là 2 cái vui tức là "Song Hỷ"./.