Phong Tục Lì Xì Cho Đội Bưng Mâm Quả
Cưới hỏi là một công việc trọng đại không chỉ với cô dâu và chú rể nói riêng mà liên quan tói cả hai gia đình và hai họ tộc. Phong tục cưới hỏi của người Việt Nam ở mỗi vùng miền khác nhau. Nhưng dù có sự khác biệt nhưng phong tục cưới hỏi vẫn có những nghi lễ cơ bản sau: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Tuy nhiên ở mỗi vùng miền lại có tên gọi khác nhau.Trong phong tục cưới hỏi của người Việt từ xa xưa cho đến nay thì phong tục bưng quả nhiều nơi gọi là bê tráp, đỡ tráp ..vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hãy cùng tham khảo và tìm hiểu về phong tục bê tráp của người Việt nhé.
Lễ ăn hỏi, là nghi lễ quan trọng thứ hai sau lễ cưới trong phong tục cưới hỏi Việt Nam. Lễ ăn hỏi là sự thông báo chính thức với gia đình, họ hàng và bạn bè đôi bên về việc đôi nam nữ sắp nên nghĩa vợ chồng. Với tính chất quan trọng đó, lễ ăn hỏi được hai bên gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ các tráp lễ vật, người đại diện và đặc biệt thành phần không thể thiếu là những người bê tráp. Với quan niệm từ xa xưa thì họ cho rằng những người bê tráp sẽ “mất dyên” cho nên nhiều cô gái ngại ngùng khi được bạn bè nhờ bựng tráp trong ngày cưới. Nhưng với xu hướng hiện đại ngày nay thì ý nghĩ đó đã được thay đổi nhiều chàng tri cô gái tìm thấy hạnh phúc cho mình trong khi bưng tráp ngày cưới.
Tùy theo số tráp lễ vật nhà trai chuẩn bị mà tìm số lượng người bê tráp cho vừa đủ. Mỗi người chỉ được bê một tráp. Trong phong tục cưới hỏi Việt Nam, các thành viên tham gia bê và đỡ tráp phải là những nam thanh nữ tú có tuổi đời nhỏ hơn hoặc bằng tuổi với cô dâu chú rể. Họ cũng phải là những người chưa lập gia đình được chọn ra từ anh em, bạn bè thân thiết của đôi vợ chồng trẻ. Những người được chọn phải là người xấp xỉ tuổi nhau, chiều cao ngang nhau, có gương mặt khả ái, nét mặt tươi tắn để làm tăng phần tươi vui, trang trọng cho ngày hỷ sự. Để cho không khí của buổi đám hỏi thêm phần vui tươi cô dâu nên chọn cho mình những bản nhạc đám cưới vui nhộn nhé.
Trang phục của đội bê tráp cũng phải được đôi bên gia đình chú ý sao cho đồng bộ, đẹp mắt. Thường thì nam giới sẽ mặc quần Âu tối màu, áo sơ mi trắng, thắt cà vạt; còn nữ giới sẽ mặc áo dài tương ứng với màu cà vạt của đội nam.
Trong ngày ăn hỏi nhà trai chuẩn bị lễ vật ăn hỏi để đưa đến nhà gái, nhà trai đã chuẩn bị lễ vật trước và sẽ nhờ các một nhóm thanh niên trang trọng bê vào nhà gái, nhà gái cũng phải có một đội đỡ tráp tương ứng với số người bưng tráp bên họ nhà trai.
Trong phong tục bưng quả này còn có một nghi lễ nhỏ gọi là trao duyên, nhà trai và nhà gái chuẩn bị tiền lì xì cho cả hai đội bưng tráp và khi tiến hành trao tráp cho nhau thì đội bê tráp của nhà trai sẽ trao phong bì lì xì cho đội bưng tráp nhà gái và đội gái sẽ trao lại cho đội trai. Ngi lễ này để thay đỏi quan niệm mất duyên của người xưa, việc trao phong bì lì xì như thế là để “giữ duyên” cho những người bưng quả. Số tiền lì xì tuy không nhiều nhưng sẽ là nguồn tinh thần, là lời cảm ơn của cô dâu chú rể chúc cho những bạn trai, bạn gái sớm tìm được nhân duyên và hạnh phúc.
Phong tục cưới hỏi của người Việt luôn được bảo tồn và phát huy để phù hợp với thời đại. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn những phong tục cưới hỏi ba miền của dân tộc Việt Nam tại đây.
asdf - http://www.cuoihoivietnam.com/