Phong Tục Lễ Lại Mặt Trong Đám Cưới Miền Nam
Lễ lại mặt, hay còn gọi là lễ nhị hỷ, là một trong những phong tục cưới hỏi không thể thiếu trong văn hóa người Việt Nam. Thông thường, các cô dâu mới về nhà chồng sẽ cảm thấy buồn vì phải xa nhà, xa cha mẹ nên trong phong tục cưới truyền thống có thêm ngày lại mặt, chính là dịp để cô dâu gặp lại gia đình, để bớt đi nỗi nhớ nhung1. Ý nghĩa
Lễ lại mặt, hay còn gọi là lễ nhị hỷ, là một trong những phong tục cưới hỏi không thể thiếu trong văn hóa người Việt Nam. Thông thường, các cô dâu mới về nhà chồng sẽ cảm thấy buồn vì phải xa nhà, xa cha mẹ nên trong phong tục cưới truyền thống có thêm ngày lại mặt, chính là dịp để cô dâu gặp lại gia đình, để bớt đi nỗi nhớ nhung. Nếu cô dâu vẫn còn bỡ ngỡ, buồn bã trong gia đình mới, khi trở về nhà, cha mẹ đẻ cũng sẽ có vai trò là người thuyết phục và vỗ về, giúp tân nương thoải mái và ý thức được trách nhiệm mới của mình.
Ngoài ra, lễ lại mặt còn là dịp để chú rể gần gũi, thân thiết hơn với gia đình, vì đây là thời điểm chính thức đầu tiên sau đám cưới, tân lang về chào bố mẹ vợ với cương vị là con rể sau khi hôn lễ kết thúc. Với ý nghĩa gắn bó quan hệ trong gia đình như vậy, hầu hết các đám cưới đều phải có lễ lại mặt.
Trước kia, cô dâu chú rể phải chuẩn bị lễ vật với đầy đủ trầu cau, xôi, thịt...
để mang về nhà gái làm lễ lại mặt, nhưng hiện nay phong tục cưới đã giản tiện hơn. Ảnh: Kimmy Sat.
2. Thời gian
Từ xưa tới nay, lễ lại mặt thường diễn ra trong vòng 5 ngày kể từ ngày cưới. Tùy theo khoảng cách xa gần, cũng như việc xem ngày của từng gia đình mà nghi lễ này diễn ra vào tùy ngày cụ thể. Ví dụ, nếu gái và nhà trai ở cùng thành phố, cô dâu chú rể có thể về nhà gái lại mặt vào ngay sáng hôm sau đám cưới. Ngược lại, nếu khoảng cách hai nhà xa, cách nhau hàng trăm kilomet, lễ lại mặt sẽ dời lại vài ngày, để đôi uyên ương nghỉ ngơi sau lễ cưới.
Với các gia đình cầu kỳ, nhà gái sẽ đi xem ngày để chọn được ngày giờ hoàng đạo, giờ đẹp để cô dâu chú rể về làm lễ lại mặt. Ví dụ nếu đôi uyên ương cưới vào sáng mùng 4 âm lịch, lẽ ra lại mặt vào ngày mùng 5 hôm sau, nhưng nhiều nhà kiêng đi lại vào mùng 5 nên đôi uyên ương phải về nhà gái ngay trong tối mùng 4.
Khi về nhà, sau khi chào hỏi cha mẹ, cô dâu chú rể phải thắp hương
trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng thành kính. Ảnh: Kimmy Sat.
3. Các chuẩn bị
Trong văn hóa truyền thống, lễ lại mặt khá cầu kỳ, bắt buộc phải có trầu cau, rượu, xôi, thịt gà hoặc thịt lợn để thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Tuy nhiên hiện nay các gia đình đã giản tiện nhiều, lễ vật không quá cầu kỳ mà chỉ đơn giản như hoa quả, bánh kẹo... như món quà ra mắt gia đình. Cô dâu chú rể có điều kinh tế có thể chuẩn bị một phong bì nhỏ để thắp hương trên bàn thờ gia tiên.
Về phía gia đình nhà cô dâu, cha mẹ cô dâu sẽ làm cơm mời con rể và con gái. Tuy nhiên bữa cơm này chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình thân thiết, không cần mời thêm họ hàng hay bạn bè. Nếu có nhiều thời gian, sau khi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên và dùng cơm cùng gia đình, cô dâu chú rể có thể ghé qua thăm họ hàng và những người thân thiết khác.
4. Lưu ý trong lễ lại mặt
- Trong hầu hết các trường hợp, bắt buộc cả cô dâu và chú rể đều phải có mặt trong lễ lại mặt để coi như là sự tôn trọng với gia đình và làm trọn đạo hiếu.
- Đa số các gia đình cho rằng cô dâu chú rể phải về từ sáng sớm, không được lại mặt lúc tối muộn, trừ những trường hợp giờ hoàng đạo quá khắt khe, phải tuân theo.
- Các vật phẩm trong lễ lại mặt ít hay nhiều, cầu kỳ hay đơn giản đều tùy thuộc vào phong cách, nếp sống của từng gia đình. Đây được coi như một phong tục đẹp trong nghi lễ cưới hỏi của người Việt mà các gia đình nên gìn giữ, duy trì.
asdf - http://www.cuoihoivietnam.com/