Kinh Nghiệm Vàng Khi Đám Cưới
Khi chuẩn bị một đám cưới, cô dâu, chú rể chính là người cực nhọc nhất vì phải lo lắng nhiều việc cho cả gia đình và bản thân mình. Đôi khi, thời gian gấp rút và không nhận được nhiều sự giúp đỡ, tư vấn của người thân hoặc bạn bè, nhiều đôi uyên ương còn cảm thấy lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu, việc gì nên làm, việc gì nên tránh. Những kinh nghiệm chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi chuẩn bị đám cưới cho mình.Những điều nên làm
Nên lập trước một khoản ngân sách (trong khả năng cho phép của mình) cho đám cưới và chi tiêu đúng dự định nếu bạn không muốn còng lưng trả nợ hoặc hốt hoảng với một chiếc két sắc rỗng sau ngày cưới.
Khi có ý định tổ chức lễ cưới, hai bạn hãy bắt tay vào chuẩn bị ngay. Sự trì hoãn vì lý do không chính đáng xuất phát từ một trong hai phía thường gây cảm giác không tốt cho cô dâu hoặc chú rể.
Nên nghiên cứu thông tin về việc tổ chức đám cưới trên internet, báo chí, người đi trước để tìm hiểu những điều tốt nhất cho mình. Một lễ cưới hoàn hảo luôn cần ai đó chỉ dẫn và truyền đạt kinh nghiệm cho bạn.
Kinh Nghiệm Vàng Khi Đám Cưới
Sau khi lên kế hoạch đám cưới, hãy chia sẻ công việc chuẩn bị cho người thân hoặc bạn bè. Sự ôm đồm sẽ làm bạn stress và xuống sắc.
Lịch chuẩn bị đám cưới phải được chuẩn bị ít nhất là 3 tháng trước ngày cưới. Hãy liệt kê tất cả những điều bạn muốn và dựa vào ngân sách để chuẩn bị. Sau đó lần lượt thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Hãy chọn áo cưới trước 1 hoặc 2 tháng nhưng nên thử lại áo cưới trước ngày cưới vài ngày, vì có thể bạn đã giảm hoặc tăng cân trong quá trình chuẩn bị đám cưới.
Khi chọn áo cưới, ngoài chú rể, cô dâu nên dẫn theo một cô bạn thân hoặc bất cứ người chị em nào có thẩm mỹ về thời trang để tư vấn giúp.
Nên ghi sẵn và kiểm tra thông tin dự định in trên thiệp cưới nhiều lần. Nhiều bộ thiệp sau khi in ra đã phải hủy bỏ vì sai sót không chấp nhận được.
Đối với văn hóa người Việt, thiệp cưới nên gửi trước 1 tuần là tốt nhất. Trước hoặc sau khi gửi thiệp, bạn hãy gọi điện thoại mời thêm một lần nữa những nhân vật quan trọng mà bạn muốn họ nhất định phải có mặt trong ngày vui của bạn.
Nên đặt hoa và bánh cưới trước ngày cưới 1 tuần.
Tất cả các dịch vụ khác, nên gọi điện hoặc nhờ người thân trực tiếp đến xác nhận thông tin trước ngày cưới 2 ngày để tránh sai sót.
Nên hỏi ý kiến bố mẹ hai bên cho những việc quan trọng của ngày cưới. Sự tự quyết của con cái luôn khiến các bậc cha mẹ không vui và dễ tủi thân.
Đêm trước ngày cưới, cả cô dâu và chú rể đều cần ngủ nhiều và ngon giấc. Ngày hôm sau là ngày của các bạn, đừng để mình xuất hình với gương mặt mệt mỏi và đôi mắt… mở không lên.
Mọi đám cưới đều có thể có đôi ba sơ xuất nhỏ, đừng quá căng thẳng và lo lắng. Khi mặc chiếc áo cưới vào, hãy quên hết mọi lo toan và tận hưởng giấy phút ý nghĩa của đời mình bên cạnh người ấy.
Những điều nên tránh
Mang giày quá cao sẽ làm cô dâu đi lại khó khăn và đau chân. Hãy chọn loại giày mang lại cảm giác dễ chịu cho bạn. Những đôi giày cao gót với kiểu dáng quá đặc biệt, bạn chỉ nên chọn khi chụp hình cưới.
Đừng mua sắm quá nhiều thứ như chăn drap, đèn ngủ, tranh ảnh… trước ngày cưới. Bạn sẽ có những món quà như thế từ bạn bè.
Đừng ngại chia sẻ những thắc mắc của bạn với người có kinh nghiệm, sai lầm trong ngày cưới là điều bạn không thể sửa chữa cho bản thân mình.
Đừng tự tạo áp lực cho mình về một đám cưới trong mơ nếu kinh tế của bạn không cho phép.
Đừng may hoặc thuê quá nhiều áo cưới, bạn sẽ không đủ thời gian để thay và khách mời cũng không đủ thời gian để chiêm ngưỡng bạn. Chỉ 2 chiếc là đủ cho một lễ cưới.
Đừng quên gọi điện thoại cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn trong ngày cưới.
Nếu bạn là cô dâu phải theo chồng đi xa, đừng quên gọi điện thoại thăm hỏi bố mẹ ruột sau khi tiệc cưới hoàn tất bạn nhé!
asdf -