Tư vấn chọn người tham dự đoàn hai họ đám cưới
Trong đám cưới, hai gia đình sẽ mời những người thân tham dự vào các nghi lễ cưới truyền thống như đám hỏi, đón dâu, rước dâu. Đây thường gọi là đoàn hai họ, đại diện cho gia đình, tiếp đãi nhà thông gia. Tuy nhiên việc chọn đoàn hai họ sao cho phù hợp, cân bằng giữa hai nhà là điều mà cô dâu và chú rể nên bàn bạc cùng cha mẹ. Có hai vấn đề lớn số lượng và thành phần của đoàn khách hai họ là điều cần quan tâm và thường gây ra bất đồng. |
Ảnh: Kissandtellphotography. |
Trong đám cưới, hai gia đình sẽ mời những người thân tham dự vào các nghi lễ cưới truyền thống như đám hỏi, đón dâu, rước dâu. Đây thường gọi là đoàn hai họ, đại diện cho gia đình, tiếp đãi nhà thông gia. Tuy nhiên việc chọn đoàn hai họ sao cho phù hợp, cân bằng giữa hai nhà là điều mà cô dâu và chú rể nên bàn bạc cùng cha mẹ. Có hai vấn đề lớn số lượng và thành phần của đoàn khách hai họ là điều cần quan tâm và thường gây ra bất đồng.
1. Số lượng người thân tham gia
Số lượng bao nhiêu người tham dự vào nghi lễ đám hỏi, đám cưới nên được xác định dựa vào xe và không gian nhà. Nếu nhà cô dâu chật thì gia đình chú rể nên chọn đoàn khách ít để tiện sắp xếp chỗ ngồi chu đáo. Ngoài ra hai gia đình cũng nên bàn bạc trước về số lượng để số người tham dự là bằng nhau. Nếu không thể giảm số lượng, gia đình cần thuê thêm bạt và bàn ghế để khách ngồi dự thoải mái.
2. Thành phần tham gia
Các gia đình nên mời những người thân, họ hàng lớn tuổi, có vai vế từ cao tới thấp như ông bà, bác, cô chú... Tuy nhiên thành phần tham gia đoàn hai họ có thể gây bất đồng giữa hai nhà. Một cô dâu tương lai gửi thắc mắc tới Ngoisao.net như sau: "Hiện hai gia đình chúng tôi đang gặp bất đồng lớn trong việc chọn người tham dự đoàn hai họ. Mẹ tôi (nhà gái) cho rằng tham dự vào đoàn hai họ và ngồi bàn tiếp khách phải là ông bà hoặc người thân có đôi có cặp. Mẹ tôi cũng yêu cầu, những người không đủ cặp đôi thì phải ngồi ở ngoài, không được ngồi ở bàn hai họ, nhưng bạn trai lại không đồng ý vì trong đám cưới miễn có người tới tham dự đám hỏi, đám cưới là vui rồi, vì ở quê nhiều việc, phải có người ở nhà chăm sóc nhà cửa nên không phải gia đình nào cũng đi được cả đôi. Vì việc này mà mẹ tôi cho rằng nhà trai không tôn trọng nhà gái, còn nhà trai thì cho rằng nhà gái đang ép họ. Tôi đứng giữa mâu thuẫn nên rất mệt mỏi".
Trong trường hợp này, cô dâu tương lai sẽ là người chịu áp lực nhiều nhất nhưng cũng là người có thể hàn gắn hai gia đình bằng sự khéo léo. Bạn nên giải thích với mẹ thông thường những người tới dự đám hỏi, đám cưới và ngồi tại bàn hai không nhất thiết phải là người có đôi có cặp mà nên xét về độ tuổi, vai vế trong nhà. Hai gia đình nên xếp những người có cùng vai vế như nhau để thể hiện sự tôn trọng. Ví dụ, ông bà, chú bác không thể ngồi cùng bàn với anh chị em của cô dâu hoặc chú rể, vì như vậy vai vế không tương xứng.
Cô dâu nên nhẹ nhàng giải thích cho mẹ hiểu rằng, không nên bất đồng với gia đình thông gia, mà cân đối sao cho hai nhà hòa hợp với nhau, vì đám cưới là chuyện vui vẻ, không nên bất hòa, đồng thời bạn sẽ về làm dâu con, nếu hai nhà càng hòa hợp, bạn càng dễ được lòng gia đình nhà chồng.
Tốt nhất, hai gia đình nên chọn những người thân thiết nhất với số lượng nhỏ gọn, khoảng 10-15 người đã gồm cô dâu và chú rể. Với những họ hàng thân thích khác, gia đình mời tới tiệc cưới để thể hiện sự tôn trọng với họ.
asdf - ngoisao.net