Nghi thức đám cưới miền bắc
Nghi thức đám cưới miền bắc bao gồm các nghi lễ cưới Việt Nam cổ truyền như lễ xin dâu, lễ đón dâu tại nhà gái và lễ thành hôn tại nhà trai. Người miền bắc thường trọng lễ nghĩa, chính vì vậy mà nghi thức đám cưới ở người miền bắc thường xem trọng các nghi thức và lễ vật đám cưới. Do vậy, nghi thức đám cưới miền bắc thường tiến hành theo trình tự như sau:Nghi lễ cưới miền bắc như thế nào?
Trình tự nghi thức đám cưới miền bắc
Theo quan niệm truyền thống của miền bắc thì nghi thức đám cưới gồm có 3 phần chính: Lễ xin dâu, lễ đón dâu và lễ thành hôn. Chi tiết từng công việc của nghi thức sẽ diễn ra cụ thể như sau:
Nghi thức lễ xin dâu trong đám cưới miền bắc
Trong đám cưới người miền bắc thì lễ xin dâu sẽ diễn ra trước giờ đón dâu. Và không giống như miền nam là mẹ chú rể sẽ cùng người thân đến nhà gái mà theo quan niệm người miền bắc thì người đến trước làm lễ xin dâu sẽ là người có uy tín trong họ mạc nhà trai sẽ mang cơi trầu đến làm lễ xin dâu.
Lễ vật xin dâu ngày cưới
Ngay sau bài phát biểu của hai họ nhà trai, nhà gái thì bố mẹ cô dâu sẽ nhận cơi trầu và mang dâng lên bàn thờ tổ tiên. Nghi lễ này chính là lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng.
Theo truyền thống cưới hỏi miền bắc thì sau nghi lễ xin dâu, họ nhà trai sẽ xin phép ra về và đi vào nhà gái cùng đoàn đón dâu.
Nghi lễ gia tiên tại nhà gái
Nghi lễ gia tiên tại nhà gái hay còn gọi là nghi lễ đón dâu. Trong nghi lễ này, đoàn đại diện họ nhà trai bao gồm có trưởng đoàn đại diện là người có vai vế và biết ăn nói trong nội tộc cùng bố chú rể và chú rể cùng bạn bè và cô bác nhà trai sẽ tiến sang đoàn đại biểu họ nhà gái.
Sau khi đến cổng họ nhà gái thì đoàn đại diện họ nhà gái ra mời họ nhà trai vào nhà dùng nước, dùng trầu với gia đình. Đại diện họ nhà trai sẽ giới thiệu thành phần tham dự và xin phép đưa cô dâu mới về nhà chồng.
Tiếp đó, chú rể sẽ đi lên phòng, tặng hoa và dẫn cô dâu xuống ra mắt họ hàng. Sau khi xuống chào hỏi họ mạc hai bên gia đình, bố cô dâu sẽ dân hai con lên thắp nhang và đọc lời khấn trước bàn thờ tổ tiên. Nghi lễ thắp hương tổ tiên này cũng được thực hiện trong nghi lễ thành hôn tại gia đình nhà trai. Thường thì trong ngày cưới, bàn thờ gia tiên sẽ phải có xôi, gà, bánh trái và được dọn dẹp gọn gàng, chu đáo nhất. Kết thúc nghi lễ gia tiên cô dâu sẽ được bố mẹ cặn dặn và tặng quà hồi môn trước khi về nhà chồng.
Nghi thức trào quà hồi môn cho con gái về nhà chồng
Đến giờ đã định, đoàn đại diện họ nhà trai xin phép đón dâu về nhà. Khi đi, cô dâu phải đi thẳng và không được phép ngoái đầu lại. Theo một số quan niệm thì khi đi, cô dâu không được phép nói xin phép bố mẹ con đi mà phải nói xin phép bố mẹ con về nhà. Bên cạnh đó, theo phong tục truyền thống thì bố cô dâu sẽ đưa con gái về nhà chồng cùng họ mạc hai bên gia đình nhằm tránh cảnh khóc lóc, chia ly.
Nghi lễ tiền rải đường
Nghi lễ tiền rải đường chính là số tiền lẻ mà nhà trai chuẩn bị để cô dâu, chú rể mang theo và thả tại ngã ba, ngã tư, cầu, cống… đồng thời rút 1 bông hoa trong bó hoa cưới ném xuống đường nếu như gặp đám cưới đi ngược chiều.
Nghi thức hôn lễ tại nhà trai
Khi đón dâu về nhà, đại diện họ nhà trai sẽ dẫn cô dâu chú rể làm lễ gia tiên. Thường thì mẹ chồng sẽ tránh gặp con dâu mới khi về nhà nhằm tránh xung khắc sau này. Bố mẹ chú rể sẽ cùng hai con thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Sau đó, quay lại hội hôn để tiến hành nghi lễ thành hôn.
Thắp hương bàn thờ tổ tiên họ nhà trai
Mc đám cưới sẽ giới thiệu các thành viên trong gia đình. Lúc này đại diện họ nhà bố chú rể và đại diện họ mẹ chú rể sẽ đứng lên phát biểu và tặng quà cho cô dâu – chú rể mới về.
Bố mẹ chú rể sẽ đứng lên phát biểu và tặng quà cưới cho hai con. Kết thúc nghi lễ chú rể sẽ đứng lên phát biểu và cảm ơn món quà cũng như ghi nhận lời căn dặn của mọi người. Sau bài phát biểu cô dâu sẽ mời trà, mời bánh các cụ ông, cụ bà, anh em họ hàng và bạn bè tham dự tại hội hôn.
Mc đám cưới sẽ mời mọi người tham gia đóng góp các tiết mục văn nghệ và thông bao kết thúc nghi lễ thành hôn. Lúc này đại diện họ nhà trai có lời mời cơm gia đình nhà gái cùng bạn bè cô dâu chú rể.
Dẫn lên phòng tân hôn
Sau khi kết thúc nghi lễ cưới thì đại diện họ nhà trai hoặc mẹ chú rể sẽ dẫn con dâu, con rể cùng họ hàng nhà gái lên xem phòng tân hôn nhằm giúp nhà gái thây được nơi ở mà con cháu mình sẽ gắn bó trọn đời.
Trang trí giường cưới cho cô dâu chú rể
asdf - ngoisao.net