Lưu ý khi tổ chức đám hỏi
Xin chào độc giả của Ngoisao.net, vui lòng cho tôi hỏi cần chuẩn bị lễ vật gì trong lễ ăn hỏi? Cách tổ chức ra sao và khách mời ngoài bà con thân thuộc thì có nên mời bạn bè? Vì tôi chỉ định tổ chức đám hỏi mà không làm đám cưới. Rất mong nhận được tư vấn của các bác, các chú, các anh chị (Hằng Phạm).1Xin chào độc giả của Ngoisao.net, vui lòng cho tôi hỏi cần chuẩn bị lễ vật gì trong lễ ăn hỏi? Cách tổ chức ra sao và khách mời ngoài bà con thân thuộc thì có nên mời bạn bè? Vì tôi chỉ định tổ chức đám hỏi mà không làm đám cưới. Rất mong nhận được tư vấn của các bác, các chú, các anh chị (Hằng Phạm).
Gợi ý cho bạn: Trong phong tục của người Việt, ăn hỏi là nghi lễ quan trọng, là lời thông báo chính thức việc hứa hôn giữa cô dâu chú rể, giữa nhà trai và nhà gái. Quá trình chuẩn bị và tổ chức đám hỏi cần lưu ý những điều cơ bản sau:
1. Số lượng mâm quả (tráp)
Tráp luôn là số lẻ (3, 5, 7, 9 hoặc 11 tráp), nhưng số lễ trên tráp thì nhất thiết phải là số chẵn, đi theo cặp. Chẳng hạn: cau 100 quả, bánh cốm 100 chiếc, mứt sen 100 hộp...
2. Lễ vật
Ngoài mâm trầu cau là bắt buộc phải có thì tùy theo số lượng tráp, nhà trai sẽ chuẩn bị thêm lễ vật khác như: chè, hạt sen, rượu và thuốc lá, bánh cốm hoặc bánh phu thê, bánh đậu xanh, lẵng hoa quả, lợn sữa quay, mâm xôi gấc...
Ngoài ra, nhà trai cũng chuẩn bị thêm tiền mặt (tùy điều kiện hoặc do nhà gái thách cưới) để trong một khay riêng, đây gọi là lễ dẫn cưới. Mẹ chú rể sẽ cầm khay lễ này đến trao cho mẹ cô dâu trước khi mở các lễ vật khác trao cho nhà gái.
|
Ảnh: N.T |
3. Trình tự tổ chức lễ ăn hỏi: Bạn tham khảo tại đây.
4. Thành phần tham dự lễ ăn hỏi
- Nhà trai: Đại diện gia đình, họ hàng, chú rể, một số thanh niên chưa vợ bê tráp (số người tùy theo số tráp), bạn bè thân thiết của chú rể.
- Nhà gái: Bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột của cô dâu, cô dâu, anh em bạn bè thân cận và một số nữ chưa chồng đón lễ (số nữ tương ứng với số nam bê tráp).
asdf - ngoisao.net