Tại sao phải có phù dâu?
Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn ngân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam nam thập lục", con giá mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu! do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.
Đội phù dâu với váy màu hồng pastel ngọt ngào, dễ thương
Ngày xưa phù dâu phải là người cô, người dì hay chị em thân thiết của cô dâu, có khả năng thuyết phục, bày vẽ cho cô dâu, được cô dâu kính nể, mến phục, được bố mẹ cô dâu ủy thác. Người phù dâu phải là người may mắn, tốt phúc, duyên ưa, phận đẹp, con gái lành mạnh ngoan ngoãn, gia đình êm ấm, đề huề có thể truyền kinh nghiệm làm dâu, làm mẹ, làm vợ cho em, cho cháu mình. Phù dâu nhiều khi còn phải ở lại năm bảy ngày sau để cho cô dâu đỡ buồn và để chỉ bảo kinh nghiệm. Thông thường phù dâu cũng trở lại với dâu rể trong lễ lại mặt.
Đội phù dâu trẻ trung, xinh đẹp đầy sức sống với váy voan màu hồng
Đám cưới ngày xưa phải có phù đâu, không định lệ, và cũng không có danh từ "Phù rể". Đám cưới ngày nay, nhiều nơi có cả phù dâu, phù rể, có đám mời đến năm sáu đôi phù đâu phù rể toàn là trai thanh, gái lịch, chưa vợ chưa chồng. Có lẽ chủ yếu để cô dâu thêm bạn, chú rể thêm bầu. Hay phải chăng ngày nay chàng rể bẽn lẽn e thẹn hơn xưa, nên phải có người dẫn dắt. Hay đám cưới trước thường sinh ra nhiều đám cưới sau nên phải chăm lo đào tạo những cô dâu, chú rể tương lai.
Đội phù dâu rạng rỡ, xinh xắn với váy dạ hội màu đỏ
Phù dâu và bê quả có gì khác nhau? Vai trò thực sự của họ trong đám cưới là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau làm sáng tỏ qua bài viết này nhé.
Trong đám cưới của phương Tây, bạn có thể có 1 hoặc 8 phù dâu mà không cần phải băn khoăn. Nhưng trong đó sẽ có 1 phụ dâu chính là 1 người vô cùng gắn bó với bạn, sẽ quán xuyến cùng bạn tất cả mọi công việc trước, trong, và sau đám cưới. Những người còn lại cũng chia sẻ ý kiến với bạn về đám cưới. Tuy nhiên, những cô gái này sẽ không tham gia nghi thức bê quả như trong các đám cưới Việt Nam.
Đội phù dâu váy hồng xinh xắn trong đám cưới phương tây
Đội phù dâu trong đám cưới phương Tây Hoa cưới cẩm tay của cô dâu và phù dâu khá tương đồng về màu sắc Phù dâu với bê quả có khác nhau không? Câu trả lời này tùy vào nghi thức và cách bạn tổ chức đám cưới. Trước đây, bê quả thường do người thân với cô dâu đảm nhận, cũng sẽ có 1 người dẫn cho đội bê quả nhà gái, đó chính là người gắn bó với cô dâu nhất. Nếu nhìn ở khía cạnh này, đội bê quả ở Việt Nam và đội phụ dâu ở phương Tây khá tương đồng. Ngoại trừ chuyện “trưởng đội bê quả” (tạm gọi là như vậy) tương ứng với phù dâu chính, thường rất mờ nhạt trong việc cùng cô dâu tổ chức đám cưới. Ở phương Tây, người nhận vai trò này sẽ dành nhiều tình cảm và tâm huyết cùng cô dâu tổ chức đám cưới thật trọn vẹn. Trong khi đó, với định kiến “mất duyên”, nhiều cô gái Việt Nam tỏ ra “ái ngại” khi nhận lời mời bưng quả, điều này khiến cả cô dâu lẫn phụ dâu đều khó có thể “chung vai sát cánh” tổ chức đám cưới được.
Đội phù dâu váy xanh tươi trẻ trong đám cưới phương Tây
Đội bưng quả trong đám cưới Việt Nam Tuy nhiên, gần đây, các cô dâu chú rể (CD-CR) muốn có những đám cưới phá cách, mang đậm dấu ấn của riêng mình, thì những cô bạn thân thiết của cô dâu trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu. Nếu bạn đồng ý trở thành phụ dâu, có nghĩa là bạn đã đồng ý đi cùng CD-CR trong đoạn đường đáng nhớ này, đã nhận lấy niềm tin tưởng cô dâu đặt nơi bạn. Vì thế, hãy luôn ở bên cạnh cô dâu những khi cô ấy cần bạn.
Đội bưng quả chuẩn đẹp với ái dào ren hồng làm phù dâu xinh xắn, dễ thương
Vai trò của phù dâu trước đám cưới - Cùng CD-CR lập kế hoạch cưới, đóng góp ý kiến tư vấn về trang phục cưới, album cưới, trang trí đám cưới… - Cùng cô dâu giải tỏa những căng thẳng trước đám cưới, cùng đi spa, cùng làm đẹp, cùng thư giãn thật thoải mái, quan trọng là cần giữ cho cô dâu cảm thấy nhẹ nhàng. - Kiểm tra các công việc chuẩn bị đám cưới đã hoàn tất chưa, còn thiếu sót gì không, cần thêm gì nữa… và đưa ra phương án giải quyết. Phu dau trong dam cuoi Là phù dâu, bạn sẽ luôn có mặt để giúp đỡ và chú ý đến cô dâu trong những việc nhỏ nhặt nhất
Đội phù dâu hiện đại, trẻ trung với sườn xám hoa xinh tươi
Đội phù dâu kiêm bưng quả ngọt ngào, dễ thương với áo dài màu xanh ngọc
Đội phù dâu xinh đẹp nhẹ nhàng với áo dài trắng vàng làm cô dâu đặc biệt nổi bật
Vai trò của chú rể phụ ở đám cưới
Với mỗi phong cách cưới, phù dâu và phù rể sẽ có tên gọi và những công việc riêng trong suốt quá trình chuẩn bị hôn lễ.
Trong các bộ phim, bộ ảnh đám cưới phương Tây, cô dâu Việt Nam thường gặp hình ảnh những phù dâu, phù rể luôn sát cánh bên uyên ương, chuẩn bị mọi việc trong đám cưới. Trong vài năm gần đây, xu hướng chọn phù dâu, phù rể trở nên phổ biến với nhiều cô dâu chú rể trẻ trung. Thực tế, đội bê tráp, đỡ tráp trong đám cưới truyền thống Việt Nam cũng có một kiểu phù dâu, phù rể giúp đỡ cho hai nhân vật chính.
Phù dâu, phù rể trang phục tươi tắn, lịch sự trong đám cưới phương Tây
Vai trò của phù dâu và phù rể
Vì nhiệm vụ của họ là trợ giúp cô dâu chú rể trong mọi tình huống, từ chia sẻ cảm xúc, tìm hiểu dịch vụ tới sát cánh bên nhân vật chính trong suốt buổi lễ. Những "nhân vật phụ" đó là sẽ người cùng lo lắng các công việc tổ chức đám cưới cho các cặp đôi. Họ sẽ có nhiệm vụ giúp đỡ cô dâu chú rể hết mình, từ việc đưa cô dâu đi spa thư giãn, cùng cô dâu chia sẻ cảm xúc, cùng đi chọn váy, trở thành phụ tá trong buổi chụp ảnh cưới và làm mọi điều cô dâu nhờ. Cũng tương tự, phù rể sẽ là nhân vật quan trọng với chú rể, chỉ đứng ở vị trí thứ 2 sau cô dâu.
Đội phụ rể điểm trai. lịch lãm với áo vest măng tô hiện đại có thể kiêm vai trò bưng quả
Số lượng của phù dâu và phù rể thường không giới hạn, cũng không quy định theo số chẵn hay số lẻ mà tùy vào quy mô đám cưới. Nhưng dù chọn bao nhiêu người, cô dâu và chú rể sẽ chọn cho mình một phù dâu chính và một phù rể chính. Đây sẽ là hai người gắn bó với uyên ương nhất. Vì vậy, cặp đôi thường nghĩ đến những người bạn, anh chị em thân thiết, gắn bó và hiểu rõ họ nhất.
Nam đồng phục sơ mi cà vạt xanh hiện đại có thể kiêm vai trò bưng quả
Sự tương đồng giữa đội bê tráp và phù dâu, phù rể
Với đám cưới truyền thống của Việt Nam, đội bê tráp cũng là người thân thiết nhất với cô dâu và chú rể. Số lượng đội bê tráp cũng linh hoạt, tùy quan niệm từng gia đình hoặc phong tục từng miền. Đội bê tráp hay phù dâu, phù rể đều diện đồng phục với kiểu dáng tương tự, tạo sự đồng đều. Nhưng vai trò và vị trí của đội bưng quả trong lễ cưới Việt Nam có nhiều điểm khác với phù dâu, phù rể của đám cưới phương Tây.
Sự khác nhau giữa đội bê tráp và phù dâu, phù rể
Điểm khác biệt lớn nhất là vai trò. Đội bê tráp chỉ có nhiệm vụ trong ngày ăn hỏi, còn phù dâu và phù rể sẽ trợ giúp hai nhân vật chính trong suốt quá trình chuẩn bị cưới.
Điểm thứ hai, những thanh niên trong đội bê tráp bắt buộc phải là người chưa lập gia đình và trẻ tuổi hơn cô dâu, chú rể. Ở đặc điểm này, quan niệm phù dâu và phù rể phương Tây linh hoạt hơn, họ có thể là người đã lập gia đình vì vậy trong nhiều đám cưới, phù dâu lớn tuổi hơn cô dâu, hoặc thậm chí đang mang thai cũng có thể tham dự.
Nam phụ rể, nữ phụ dâu với đồng phụng trẻ trung, xung tươi kiêm vai trò bưng quả
Xu hướng phù dâu và phù rể trong đám cưới hiện đại
Khi tổ chức cưới theo phong cách trẻ trung, nghi lễ học tập nhiều từ đám cưới phương Tây, cô dâu chú rể có thể chọn đội phù dâu, phù rể, vừa để làm đẹp cho hôn lễ, vừa cùng bạn chuẩn bị ngày trọng đại. Hình ảnh khi cô dâu chú rể bước tới sân khấu làm lễ, phù dâu và phù rể đứng hai bên lối đi, tung cánh hoa tươi hay pháo giấy để chào đón uyên ương sẽ là khoảnh khắc đẹp không thể nào quên.
Đội nam bưng quả áo dài truyền thống màu xanh có thể kiêm vai trò chú rể phụ
|